Với nhiều thanh niên Việt Nam, cố gắng học tập rồi ra trường, lấy bằng, kiếm được công việc ổn định. Nhưng với Nghiệp - cá kho thì không, đối với anh sự ổn định chính là sự trì trệ, muốn phát triển thì phải luôn luôn thay đổi, cải tiến.
Đó cũng là phương trâm kinh doanh của thương hiệu cá kho làng Vũ Đại - Trần Luận, thương hiệu do Nghiệp sáng lập và phát triển hơn 10 năm qua.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có nghề kho cá truyền thống, Nghiệp đã sớm yêu thích món cá kho cổ truyền của gia đình từ nhỏ xuất phát từ những đêm thức khuya kho cá cùng bố mẹ, được bố mẹ kể cho những câu chuyện đáng nhớ về món cá kho gia truyền rồi ngủ lăn trên bì trấu...đó là những thứ còn hằn sâu trong ký ức tuổi thơ của Nghiệp, cũng từ đó, lớn lên Nghiệp đã tiếp tục nối nghề kho cá của gia đình, nhưng không chỉ dừng ở việc kho ra những nồi cá ngon nức tiếng như bố mẹ mà thành quả của Nghiệp mang lại từ niêu cá kho còn lớn hơn rất nhiều.
Nghiệp học cấp 3 ở Hà Nội, sự cạnh tranh trong kinh doanh, nhịp sống hối hả ở thủ đô phồn hoa giúp Nghiệp hình thành những tư tưởng về việc tiếp cận những "cập nhật" trong lĩnh vực kinh doanh.Ngay lập tức, Nghiệp đã có những áp dụng thiết thực ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Đầu tiên là mẫu mã, hình thức của niêu cá: Thấy niêu cá hiện tại bố mẹ kho xong chỉ gói gói, đùm đùm vào bìa carton được lấy từ thùng mỳ tôm rồi cho túi nylong giao cho khách, Nghiệp khuyên bố mẹ nên in hộp vuông vức để đựng cá giao cho khách , vì đa phần khách mua cá kho ngoài thưởng thức trong gia đình thì phần lớn là mang biếu. Trong làng thực tế có nhiều nhà kho cá, nhưng cá kho nhà Nghiệp không chỉ ngon và cách thức đóng gói và đẹp, vừa tiện cho việc vận chuyển khiến khách hàng ai cũng hài lòng.
Rồi có lần đến nhà bạn bè sống tại Hà Nội chơi, nghe phụ huynh của bạn kể là từng được biếu một nồi cá kho, ăn ngon lắm, cả già trẻ ai ai cũng vừa miệng, ăn được hết cả xương, cả gừng, cả giềng....nói chung là ngon không thể chê vào đâu được, nhưng có điều là ăn xong không biết mua lại ở đâu, mà chẳng lẽ lại bảo người ta biếu lại. Hỏi kỹ hơn thì đúng là cá do bố mẹ Nghiệp kho, thấy vậy, anh là người đã thuyết phục bố mẹ đầu tư lắp điện thoại bàn (hồi đó điện thoại là thứ còn khá xa hoa với nông dân ở một làng quê như làng của Nghiệp) , rồi in số điện thoại, địa chỉ vào hộp cá, để khách có thông tin mua lại nếu cần. Vậy là sau đợt Tết năm đó, thi thoảng gia đình Nghiệp lại nhận được những cuộc điện thoại từ khắp nơi trên cả nước gọi về hỏi thăm , cách đặt mua, cách vận chuyển...rồi có những khách tự nhận là "fan hâm mộ" nên "buôn" đến nửa tiếng đồng hồ với bố/mẹ Nghiệp cũng chỉ vì món cá kho quá ngon.
Cứ như vậy, những cuộc điện thoại gọi về mua cá ngày càng nhiều, đó là một tín hiệu khả quan cho những ý tưởng kinh doanh của Nghiệp. Nhưng đối với Nghiệp, đó vẫn chỉ là một sự sơ khai, anh nhìn thấy tiềm năng của món ăn này, nhưng như vậy vẫn chưa thể biến anh và gia đình trở thành một đơn vị kinh doanh với mỗi năm vài chục niêu cá được.
Năm 2005, dù là một học sinh chuyên Ngoại ngữ, nhưng Nghiệp quyết định đi theo hướng riêng và khó là thi khối A để vào học Công nghệ thông tin bằng mọi giá, Anh cũng không có ý định chủ yếu học Công nghệ thông tin để làm một người lập trình viên ngày đêm mài đũng quần trên ghế, mà học để có kỹ năng tiếp cận, khai thác thông tin hiệu quả nhất áp dụng vào kinh doanh trong một xã hội mà thông tin đôi khi quý hơn vàng.
Và đúng như vậy, trên ghế trường Đại học (khoảng 2008), Nghiệp nảy ra ý định lập website bán cá kho làng Vũ Đại , nói ra ai cũng phải bật cười, người thành phố cười vì ai lại làm website bán đồ ăn, rồi có bán thì bán cao lương mỹ vị gì chứ ai lại bán cá kho. Người làng quê cười vì họ còn không biết cái website là cái gì, mà cả mấy chục năm nay cá thì ngon đấy nhưng người mua lèo tèo, chẳng ăn thua đâu.... ấy thế mà họ không biết được rằng chỉ 3 năm sau (2012), ở cái làng Vũ Đại ấy có đến vài chục cái website bán cá kho các cơ sở.
Ngay cả bố mẹ Nghiệp cũng không tin vào sự thành công khi Nghiệp về xin khoảng hơn 1 triệu đồng đầu tư mua hosting mua tên miền làm website, nhưng nói theo cách của ông Luận (bố của Nghiệp) thì đã cho nó đi học rồi phải tin tưởng để nó làm tốt hơn mình. Vậy là Nghiệp đã có đủ tiền để mua Hosting, domain, còn làm ra webstie anh tự làm được sau mấy năm học Công nghệ thông tin. Cái tên miền anh mua hồi đó là www.amthuccotruyen.com (và bây giờ nó vẫn hoạt động như một website bán cá kho làng Vũ Đại đầu tiên trên thế giới Internet). Và cái tên sản phẩm Nghiệp chọn cũng thật đặc biệt : Cá kho làng Vũ Đại
Xem thêm: Nguồn gốc cái tên Cá kho làng Vũ Đại